- Cân vàng điện tử
- Cân phân tích
- Cân kỹ thuật
- Cân sàn điện tử
- Cân bàn điện tử
- Cân móc cẩu
- Cân đếm điện tử
- Cân thủy sản
- Cân bàn nhỏ
- Cân tiểu ly bỏ túi
- Cân điện tử giá rẻ
- Cân siêu thị
- Cân xe tải điện tử
- Cân công nghiệp
- Cân mủ cao su
- Xe nâng tay
- Đầu hiển thị cân
- Loadcell Goldshine
- Loadcell UTE
- Loadcell Mavin
- Loadcell Amcell
- Loadcell Keli
- Loadcell VMC
- Loadcell Zemic
- Loadcell Vishay
- Loadcell PT
- Loadcell Cas
- Loadcell HBM
- Loadcell cân ô tô
- Thiết bị cân điện tử
- Dịch vụ, Khuyến Mãi
- Quả cân chuẩn F1
Vàng nhíp - một loại vàng non tuổi được xuất lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam
|
Chất lượng vàng đang là mối đau đầu của ngay cả những người sống nhờ nghề vàng bạc. Gần 1.000 chiếc cân vàng được đăng kiểm ở Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, nhưng tuổi vàng và trọng lượng vàng xưa nay vẫn là chuyện rắc rối với người tiêu dùng
Ai quyết định tuổi vàng?
Thông thường các tiệm vàng nhỏ thường đến chủ chành để đổi vàng nguyên liệu lấy vàng đã được chế tác. Chủ chành đưa tuổi vàng để tiệm lấy đó làm chuẩn nhưng hiếm khi nào người mua được mua đúng tuổi vàng.
"Chủ chành kêu vàng 6 tuổi 8 thì nhiều nhất chỉ 6 tuổi 5, vàng về tỉnh thậm chí chỉ có 4 tuổi 5", một người làm nghề vàng lâu năm đã cho biết như thế.
Nhưng cũng chính món hàng đó, đến tay người mua, sẽ là... 7 tuổi! Đó chỉ mới là "chuyện nhỏ" vì người mua vàng để làm trang sức thường chỉ mua và bán ở cùng một tiệm, nếu đã có dấu hiệu của tiệm thì không có lý do gì để hạ tuổi vàng khi thâu lại. Chị Ng., nhà ở đường Trần Hưng Đạo (quận 1 - TPHCM), kể: "Tháng 8 vừa rồi tôi mua 2 chỉ vàng tại tiệm K.T ở quận 10, lúc cần tiền mang đến bán ở tiệm vàng gần nhà thì nghe bảo mua phải vàng mạ, phải bán giá thấp hơn thì họ mới mua. Nhìn kỹ thì đúng là nhẫn không được sáng bóng như lúc mới mua".
Thực ra, màu sáng bóng của vàng chỉ là một thủ thuật của người làm vàng. Độ bền của màu sắc cũng chỉ được khoảng 2 - 3 tháng. Đang có một "công thức bí mật" đặc quyền làm tăng tuổi vàng giả tạo mà cách thử truyền thống như đánh đá, chấm acid phải "chào thua".
Thử ở cân vi tính kết quả cũng không có gì sáng sủa hơn. Một chiếc nhẫn ở Trung tâm Vàng bạc Đá quý quận Phú Nhuận định tuổi là 6 tuổi 7 trong khi cùng một loại cân, tại dịch vụ cân xác định tuổi vàng ở chợ An Đông là 6 tuổi 5. Ông B., ở Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, nói: "Chúng tôi chỉ có thể kiểm tra độ chính xác của cân, còn việc kiểm tra về chất lượng tuổi vàng thì điều kiện làm việc chưa cho phép".
"Chiêu" đặc biệt mà ngay cả người buôn bán vàng cũng ngán ngại là... vàng "hai da". Nạn nhân trực tiếp của mánh lừa đảo này là các chủ tiệm vàng. Muốn thanh lý chỗ vàng còn lại để dẹp tiệm, bà chủ một tiệm vàng quận 3 - TPHCM đã không có cách nào lấy lại nổi vốn vì sau khi nấu lại số vàng tồn ấy chỉ còn lại 2/3 giá trị so với tính toán.
Vàng "hai da" có 2 lớp, bên ngoài là vàng có độ tuổi cao, bên trong chất lượng vàng xấu hơn nhiều. Một lượng vàng như thế sau khi nấu lại chỉ còn nhiều nhất 5,7 đến 6 chỉ. Cách thử tốt nhất là nấu lại vàng, nhưng chỉ có các tiệm mới đủ khả năng làm việc này và hiển nhiên là hậu quả thì người mua phải lãnh đủ.
Mua đâu bán đó, có chắc ăn?
"Mua ở đâu bán ở đó là đỡ bị ép giá nhất", bà Mai Hương, nhà ở quận 1 - TPHCM, nói. Nhưng kinh nghiệm này vẫn còn thiếu. Chị Trinh mua vàng ở chợ Hòa Hưng, khi bán đến đúng tiệm đã mua thì được trả lời: “Mua 250.000 đồng, nhưng bán thì chỉ 150.000 đồng thôi.
Chịu thì bán không chịu cầm đi chỗ khác mà bán". Vì thế, dù có quen thì cũng phải có hóa đơn mua vàng, loại này tiệm vàng nào cũng có sẵn. Nếu chủ tiệm mượn cớ vàng đã có dấu hiệu riêng của tiệm thì hãy nhớ rằng: Khi người ta (chủ tiệm vàng) phủ nhận nó thì bạn không có gì để làm bằng cớ.
Tình trạng bớt xén trọng lượng vàng thực ra không đáng kể nếu so với tăng tuổi vàng. Vì tăng tuổi giả tạo còn có nghĩa là người bán vàng được tăng trọng lượng, vừa kín đáo, vừa được tiếng là sòng phẳng. Phần đông các tiệm vàng vẫn còn sử dụng loại cân thô, nên sự chuẩn xác về trọng lượng hoàn toàn phụ thuộc vào người bán.
Muốn kiếm lời mỗi chỉ vàng sẽ được cân thiếu chút ít, cỡ 4.000 - 5.000 đồng. Cân điện tử thì chính xác hơn, nhưng hiện nay chỉ có khoảng 35% - 40% tiệm vàng có loại cân này. Có cân điện tử nhưng điều kiện bảo quản không đúng tiêu chuẩn (có máy lạnh), nơi đặt cân không bảo đảm độ chính xác như ở rất nhiều dịch vụ thử hiện nay thì cũng như không.
Có nơi, như tiệm vàng đầu chợ Nancy (góc đường Trần Hưng Đạo - Nguyễn Văn Cừ, quận 1), chỉ làm khi có nhiều hàng thử, nên mua vàng kiểu này khá phiêu lưu.
Khi đặt đánh nhẫn, vòng hay lắc có mặt đá, khách hàng nên yêu cầu thợ cân trước đá và vàng riêng, thỏa thuận độ dày cần thiết của lớp vàng bao bọc để tránh bị ăn bớt. Mua vàng ở các trung tâm kim hoàn Nhà nước, dù sao cũng có phần yên tâm hơn vì có sự quản lý khá chặt của công ty với những người làm gia công.
Theo PLVN